Nhân khẩu Mỹ_Latinh

Lịch sử dân số
NămSố dân±%
1750 16.000.000—    
1800 24.000.000+50.0%
1850 38.000.000+58.3%
1900 74.000.000+94.7%
1950 167.000.000+125.7%
1999 511.000.000+206.0%
Nguồn: "UN report 2004 data" (PDF).

Dân tộc

Che Guevara, một người Mỹ Latinh da trắng có nguồn gốc Tây Ban Nha, Basque và Ireland.

Cư dân Mỹ Latinh có sự đa dạng về tổ tiên, sắc tộc và chủng tộc, và khiến cho khu vực là một trong những nơi đa dạng chủng tộc nhất thế giới. Thành phần dân tộc có khác biệt giữa các quốc gia: người lai Âu-da đỏ (Mestizo) chiếm ưu thế ở nhiều nước; ở một số nước thì người da đỏ chiếm đa số; dân sư một số quốc gia lại chủ yếu là người gốc Âu; và tại một số nước thì người Mulatto chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có người da đen, người châu Á, và người lai da đen-da đỏ (trong lịch sử đôi khi được gọi là Zambo). Người có nguồn gốc châu Âu là nhóm đơn lẻ lớn nhất, và cùng với những người có một phần gốc Âu, họ chiếm xấp xỉ 80% tổng dân số,[21] hoặc hơn.[22]

Ngôn ngữ

Bản đồ ngôn ngữ Mỹ Latinh. Tiếng Tây Ban Nha màu lục, tiếng Bồ Đào Nha màu cam, và tiếng Pháp màu lam.

Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha là các ngôn ngữ chủ yếu của Mỹ Latinh. Tiếng Bồ Đào Nha chỉ được nói tại Brasil, song đây lại là quốc gia lớn nhất và đông dân cư nhất trong khu vực. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức của hầu hết các nước Mỹ Latinh còn lại trên lục địa, cũng như tại Cuba, Puerto Rico (cùng với tiếng Anh), và Cộng hòa Dominica. Tiếng Pháp được nói tại Haiti và các tỉnh hải ngoại của Pháp như Guadeloupe, MartiniqueGuyane thuộc Pháp, cộng đồng hải ngoại Saint-Martin.

Các ngôn ngữ bản địa châu Mỹ được nói rộng rãi ở Peru, Guatemala, Bolivia, ParaguayMéxico, và ở một mức độ thấp hơn tại Panama, Ecuador, Brasil, Colombia, Venezuela, Argentina, và Chile. Ở các nước Mỹ Latinh còn lại, số người nói các ngôn ngữ bản địa có xu hướng thu nhỏ hoặc ngôn ngữ đó bị tuyệt chủng. Mexico có lẽ là quốc gia có nhiều ngôn ngữ nhất Mỹ Latinh. Tại Peru, tiếng Quechua cũng là một ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Tây Ban Nha. Tại Bolivia, tiếng Aymara, Quechua và Guaraní cũng có được vai trò chính thức bên cạnh tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Guaraní, cùng với tiếng Tây Ban Nha, là ngôn ngữ chính thức của Paraguay, và được phần lớn dân cư nói (song ngữ), và ngôn ngữ này cũng có được vị thế chính thức tại tỉnh Corrientes của Argentina.

Các ngôn ngữ châu Âu khác được nói tại Mỹ Latinh bao gồm: tiếng Anh bởi một số nhóm tại Puerto Rico, cùng các quốc gia có thể không được xem là thuộc vùng Mỹ Latinh như BelizeGuyana; tiếng Đức được nói ở miền nam Brasil, miền nam Chile cùng nhiều nơi ở Argentina và Paraguay; tiếng Ý được nói tại Brazil, Argentina, và Uruguay; tiếng Wales được nói ở miền nam Argentina.[23][24][25][26][27][28]

Tôn giáo

Đại đa số người dân Mỹ Latinh là Kitô hữu, hầu hết theo Công giáo La Mã.[29] Khoảng 70% cư dân Mỹ Latinh tự xem mình là người Công giáo.[30] Thành viên của các giáo phái Tin Lành đang tăng lên, đặc biệt là ở Brasil, Panamá và Venezuela.

Di cư

Các vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh đã ảnh hưởng đến tình trạng di cư của khu vực trong các thập niên gần đây, trọng tâm là sự thay đổi từ khu vực nhập cư sang khu vực di cư. Có khoảng 10 triệu người Mexico sinh sống tại Hoa Kỳ.[31] 28,3 triệu người Mỹ nhận mình có gốc Mexico theo số liệu trong năm 2006.[32] Theo điều tra dân số Colombia vào năm 2005, có khoảng 3.331.107 triệu người Colombia hiện sinh sống ở nước ngoài.[33] Số người Brasil sinh sống ở hải ngoại được ước tính là khoảng 2 triệu người.[34] Một ước tính đưa ra con số từ 1,5 đến hai triệu người El Salvador sinh sống tại Hoa Kỳ.[35] Có ít nhất 1,5 triệu người Ecuador sống ở nước ngoài, chủ yếu tại Hoa Kỳ và Tây Ban Nha.[36] Có xấp xỉ 1,5 triệu người Cộng hòa Dominica sinh sống ở nước ngoài, chủ yếu là tại Hoa Kỳ.[37] Có trên 1.3 triệu người Cuba sống ở nước ngoài, hầu hết họ cư trú tại Hoa Kỳ.[38]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mỹ_Latinh http://www2.camara.gov.br/comissoes/credn/publicac... http://www.1stclassargentina.com/tours/WelshImmigr... http://www.allacademic.com/meta/p_mla_apa_research... http://www.andesceltig.com/ http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/05037... http://www.clarin.com/diario/2005/05/16/opinion/o-... http://www.glaniad.com/ http://books.google.com/?id=fC90B5xkYyIC&lpg=PA156... http://books.google.com/?id=qBCVB3mxCK8C&dq=%22lat... http://books.google.com/?id=vPacXtsWhewC